1.
Q: Em đang là sinh viên năm nhất và em cũng đang có ý định học ACCA vào năm 2 đại học nhưng chuyên ngành của em không phải là kế toán kiểm toán. Bây giờ nếu em muốn bắt đầu học ACCA thì nên bắt đầu học từ đâu và e có nên học chương trình nền FIA hay CAT trước không ạ?
Chi tiết bài đăng trên Page TRANNACCA: chi tiết tại đây
A:
Câu hỏi của em hẳn cũng đang là băn khoăn của rất nhiều bạn sinh viên năm 1, sợ học sớm thì không theo kịp kiến thức và học trễ chút thì lại mất cơ hội cạnh tranh. Vậy làm sao để tốt nhất?
1. Giai đoạn học ACCA tốt nhất chính là từ năm 1 hoặc năm 2
Khi đó tụi em chưa học kiến thức chuyên ngành, và cũng chưa bị "nhiễu" về mặt các từ ngữ học thuật chuyên ngành tiếng việt. Cô nhấn mạnh là năm 1 hay năm 2 em học ACCA đều tốt, và cũng không bị rào cản về việc em có học trái ngành hay không, vì 2 năm đầu tất cả các bạn sinh viên đều học chương trình đại cương tương tự nhau.
2. Học ACCA không nhất thiết phải xuất thân từ dân kế toán - kiểm toán.
Học ACCA là vì các bạn muốn theo đuổi một bằng hành nghề chuyên nghiệp được quốc tế công nhận, có thể đi làm đây đó, có thể làm được các ngành nghề đa dạng từ kế toán, kiểm toán, tài chính. 2 điều kiện tiên quyết cần thiết để học ACCA được cô đúc kết trong quá trình giảng dạy các bạn chính là: Logic và Critical thinking (tư duy khoa học và tư duy phản biện). Cô cũng là người dân trái ngành, rất ít các bạn biết ngành học cô đậu vào đại học là anh văn thương mại chứ không phải kế toán. Và cũng có rất nhiều bạn học rất giỏi toán vẫn không theo đuổi được ACCA đến cùng. Vì vậy, hiện tại em học ngành nào không nói lên được là em sẽ chọn ngành nào cho con đường sự nghiệp của em sau này, nên cứ tự tin vào cái em chọn nhen!
3. Hiện tại nếu em muốn học từ ACCA, thì sẽ có 2 lựa chọn:
+ Lựa chọn 1: học thẳng ACCA. Nếu em là dân kinh tế nói chung hoặc dân trái ngành thì em nên học F2/MA và F3/FA. Những bạn đang theo học các ngành kinh tế không phải kế toán, kiểm toán, tài chính thì đợi đến khi em hoàn tất năm 2 thì xin giấy xác nhận sinh viên của trường nộp hồ sơ trực tuyến ACCA Global chi tiết tại đây để được miễn môn F1/BT đều được miễn môn F1/BT. Còn riêng các bạn học trái ngành thì sẽ cần phải học đủ 3 môn F1/Bt, F2/MA và F3/FA
+ Lựa chọn 2: Em sẽ học từ các môn nền của ACCA, chính là cấp độ FIA. Em sẽ học lựa chọn 4 môn nền liên quan đó là FA1, FA2 => F3/FA và MA1, MA2 => F2/MA. Còn môn F1/BT thì áp dụng tương tự như cách cô đã đề cập như trên.
4. Vì cô học ACCA từ đầu năm 2010, thời điểm mà ACCA chưa chấp nhận việc cho sinh viên học thẳng như hiện nay nên cô đã hoàn thành toàn bộ cấp độ FIA/CAT (9 môn nền tảng) trong 1 năm để được chấp nhận học lên chương trình ACCA. Có nghĩa là cô đã học hết toàn bộ các môn trong chương trình ACCA gồm 20 môn: 9 môn CAT, 6 môn F/ACCA và 5 môn P/ACCA. Thực sự, nếu có cơ hội thì em nên học từ gốc tức là FIA học lên ACCA vì đây chính là nền tảng vững chắc giúp em xây dựng kiến thức chuyên ngành cho mình, sau này em hoàn toàn có thể tự học được ở các môn cao hơn.
---------------------------------------------------------------------------
2.
Q:
Cô ơi, em thực sự đang rất mệt mỏi với áp lực học ở trường. Bài vở, làm việc nhóm rồi bài thi nữa, sao có nhiều môn em thấy dạy một đằng ra đề thi 1 nẻo. Học lực của em cũng sút lắm, mà em sợ không dám nói với bố mẹ mà thực sự là em rất nản, không biết ra trường với kiến thức như vậy thì có cạnh tranh được với các bạn khác hay không. Lúc trước em cũng từng tìm hiểu về ACCA và bố mẹ em cũng muốn em theo học hồi mới vào đại học nhưng em lại không tin lắm vì nghĩ chắc giống mấy bằng liên kết nước ngoài nên không tìm hiểu nữa, đến giờ chuẩn bị vào chuyên ngành rồi thì thấy các bạn lớp em ai cũng đi học ACCA, em mới tìm hiểu lại thì thấy hồi xưa mình dại quá, làm gì cũng không tìm hiểu kỹ. Vậy bây giờ em mới bắt đầu học ACCA thì có kịp không cô? Và em có nên nghỉ hẳn ở trường để theo học ACCA?
Chi tiết bài đăng trên Page TRANNACCA: chi tiết tại đây
A:
Cô đọc những dòng chia sẻ của em, cũng giống với đa số các bạn sinh viên hiện nay khi chúng ta đều được đặt trong tình huống "tiến thế lưỡng nan". Cô cảm thấy việc em theo học ở trường đại học rồi chợt nhận ra có nhiều thứ nó không còn phù hợp với mình cũng là chuyện bình thường. Cũng có rất nhiều bạn sinh khác cũng đang "mắc kẹt" giống như em "bỏ thì thương mà vương thì tội". Đa phần khi cô từng hỏi nhiều bạn "nếu em không thích sao em không từ bỏ" thì các bạn sẽ trả lời là "tiếc thời gian và tiền bạc đã bỏ ra", nhưng khi cô hỏi "nếu em thích sao em lại không chọn" thì các bạn lại nói "vì em sợ nó khó và cạnh tranh lắm, với tiếng anh của em chưa bằng các bạn khác".
Cô đôi khi cũng hoang mang không biết tụi em muốn gì, vì chúng ta đang được sống trong một môi trường mà tất cả mọi thứ đều có: cơ hội, thách thức, rủi ro vậy mà chúng ta lại là những người lo sợ nhiều nhất. Tức là chưa ra "chiến đấu" mà chúng ta đã lo "ăn chắc mặc bền" rồi. Khi tụi em có ước mơ tụi em lại không dám suy nghĩ và đấu tranh cho ước mơ của mình. Nếu muốn đạt được một thành công gì đó trong cuộc sống, thì suy nghĩ của tụi em phải thực sự khác biệt. Tất cả những người thành công đều có xuất phát điểm chênh vênh hơn người khác nhiều, vì khi đó người ta sẽ học cách "ĐÁNH ĐỔI". Nhiều người sẽ hỏi "đánh đổi" có tốt không? Vậy thì chúng ta sẽ hiểu là nếu chúng ta không đánh đổi chắc gì đã tốt được như bây giờ? Cô cũng đánh đổi cả những năm tháng đại học chính quy, và phải học từ cấp độ nền tảng nhất của ACCA, rồi mới đc học lên FIA như tụi em bây giờ (cũng giống như các bạn hoàn thành xong năm 2), vậy thì thực sự cô có mất gì không? Cô đánh đổi để lấy kinh nghiệm làm việc, lấy kiến thức sống, và như em thấy thì hiện tại em cũng bắt đầu vào chuyên ngành, thì cũng giống như cô ngày trước bắt đầu học lên ACCA, vậy thì có khác nhau sao? Cô nghĩ điều khác nhau duy nhất là cô dám tự mình quyết định những vấn đề liên quan đến tương lai của mình.
Vì vậy, cái em cần là sự độc lập trong suy nghĩ, tin vào quyết định của bản thân mình và sự dũng cảm nữa. Cô tin là trên thế giới này không có "đường cùng" cho người dám ước mơi đâu, có khi sẽ giúp em mở ra thêm rất nhiều "ngả rẽ mới" thú vị hơn cho sự nghiệp sau này. Quan trọng hơn là em phải giữ cho mình một tư duy lạc quan và không sợ thất bại.
------------------------------------------------------------------------
3.
Q:
Dạ em chào cô ạ! Em định học ACCA thì đầu tiên em sẽ học FIFA,vậy điều kiện để học tốt FIFIA là gì hả cô? Anh văn chuyên ngành phải thật chắc hả cô? Em đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành kế toán - tài chính của Đại học Công Nghệ TPHCM ạ! Em cảm ơn cô nhiều và chúc cô sức khỏe ạ!
Chi tiết bài đăng trên Page TRANNACCA: chi tiết tại đây
A:
Đây là băn khoăn phổ biến nhất khi một bạn vừa bắt đầu học ACCA sẽ là "anh văn chuyên ngành phải tốt thì mới học được". Cô thì không cho là như vậy, vì ngay cả việc học ACCA, ACCA cũng không cấm chúng ta xuất phát điểm như thế nào, phải ràng buộc chuyên ngành gì thì mới có thể học. Chúng ta chỉ cần có 1 lượng kiến thức anh văn đọc hiểu vừa đủ là đã có thể bắt đầu học ACCA. Nhiều bạn cũng sẽ cảm thấy điều cô nói chưa thực sự đúng vì lúc bắt đầu học rồi thì lượng kiến thức tiếng anh viết trong sách là rất nhiều, thì làm sao mà mình học nổi? Vậy thì, những người mới bắt đầu học ACCA cũng sẽ giống em, ai cũng không thể nào giỏi hết tất cả anh văn chuyên ngành trước khi em biết nó là cái gì, đúng không? Khi cô giải thích cho tụi em các từ tiếng anh chuyên ngành trong quá trình dạy, tụi em sẽ thấy nó đơn giản quá. Nhưng khi cô bắt đầu học từ năm 18 tuổi lại xuất thân là một người "ngoại đạo" đi học kế toán, kiểm toán, thì em cũng biết so với các bạn chuyên ngành thì cô thiệt thòi và bất lợi như thế nào. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu các bạn học chuyên ngành cảm thấy tự tin với kiến thức của mình nên khi học ACCA hay ACA, thì các bạn chỉ cố gắng hiểu nghĩa "surface" của nó (tức là hiểu nghĩa dịch thuật) rồi sẽ cố gắng liên kết với những kiến thức học trong trường, nhưng khi đó bản chất vấn đề các bạn hiểu không sâu, tức là các bạn học ACCA nhưng chỉ muốn hiểu toàn bộ nghĩa theo "Anh-Việt".
Còn các bạn học trái ngành, như cô chẳng hạn, cô không đọc bất kì 1 cuốn sách liên quan đến kế toán Việt Nam nào trong suốt quá trình cô học ACCA, thay vào đó cô tự cho mình là zero, học ACCA từ zero thì sẽ học anh văn chuyên ngành từ zero. Từ zero mình sẽ thành hero nếu em đủ cố gắng, đầu tư 1 cách đàng hoàng cho việc học của mình. Cụ thể, cô sẽ ráng học "key term" của 1 từ chuyên ngành, rồi sẽ dùng key term đó lên google translate, và tìm kết quả trên những trang chuyên dịch cho economic (tiếng anh hoàn toàn) ví dụ như Investopia chẳng hạn. Thì khi đó em sẽ hiểu sâu hơn bản chất vấn đề rất nhiều, và tích lũy thêm 1 lượng kha khá các từ chuyên ngành tiếng anh khác trong quá trình tìm kiếm thông tin. Nên quay lại câu hỏi của em, có cần thiết phải giỏi anh văn chuyên ngành khi mới bắt đầu học ACCA không? Câu trả lời là không. Thay vào đó, em hãy cho mình một khoản thời gian đi chậm thật chậm lúc đầu, học từ căn bản nhất, tích lũy anh văn chuyên ngành cũng chậm thật chậm bằng cách siên đọc Study Text và tra nguồn tiếng anh thường xuyên trong 3-6 tháng đầu tiên khi học ACCA. Sau đó em sẽ thấy quá trình này tuy chậm, nhưng lại "đẩy" em đi xa rất nhiều trong lúc học các môn cao hơn, vì khi vốn từ tiếng anh của em đủ, thì em sẽ tự tin trong việc học rất nhiều. Quan trọng nhất là khi bắt đầu một cái gì đó, đừng lo sợ quá nhiều, mà hãy tập trung và sự cố gắng của bản thân cũng như quyết tâm phải cùng em theo suốt chặng đường, thì em sẽ thành công!
----------------------------------------------------------------------------
4.
Q:
Dạ e chào cô ạ, e là sinh viên năm 2 bắt đầu sang năm 3 ạ, Hiện tại e đã học được môn F2 và e được miễn các môn F1, 2, 3 nhưng e muốn học để lấy căn bản. Thực sự sắp tới e học F5 và e phải cố gắng hoàn thành F4 tới F9 để kịp lấy bằng Advanced Diploma ấy ạ, nhưng e không chắc có kịp hoàn thành khi e ra trường không? Nên bây giờ e thấy hoang mang lắm cô ạ, e cũng đi tham khảo nhiều ý kiến và e đọc được một chia sẻ của cô nên e muốn được nghe cô phân tích thêm, e không biết hướng đi của e có thật sự chính xác không nữa cô ạ nên e mong cô có thể cho e lời khuyên ạ, e cảm ơn cô rất nhiều.
Chi tiết bài đăng trên Page TRANNACCA: chi tiết tại đây
A:
Dựa trên những gì em chia sẻ cho Trann, thì việc em đang băn khoăn nhiều thứ là vì em chưa tự phác họa được con đường mình đi như thế nào, mà thay vào đó em chỉ mới nhận được các lời khuyên khác nhau nên vô hình chung khiến em bị động. Trên thực tế, việc miễn môn F1-F3 thì chỉ là một ưu đãi từ ACCA dành tặng cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính để họ nhận được lợi thế cạnh tranh từ ban đầu để cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu học ACCA. Tuy nhiên, đây cũng hay gọi là "bẫy ngọt" vì so giữa nội dung F1-F3 của ACCA với chương trình học truyền thống tại trường thì chênh lệch kiến thức là khá nhiều, vì vậy mà nhiều bạn nếu k cẩn thận hoặc không có sẵn nền tảng học khá, thì việc miễn môn cũng không hỗ trợ nhiều.
Thay vào đó, lời khuyên của Trann là, bạn nên là người đầu tiên tự đánh giá năng lực của mình trước, xem thử rằng nếu bạn đc miễn môn thì liệu rằng đó có phải là thế mạnh không? Việc học các môn F1-F3 vẫn được xem là một cách rất tốt để mình tiếp cận ACCA dể dàng hơn:
- Cải thiện được khả năng đoc hiểu tiếng anh (dành cho các bạn chỉ thiên về đọc sách việt nam và trình độ tiếng anh cũng chưa tốt)
- Tạo nền kiến thức tốt, giúp các bạn có thể tiếp cận các môn F4-F9 tốt hơn, về mặt học thuật lẫn cách tư duy bài tập (do đã làm quen ở các môn F1-F3 rồi)
Vì vậy, việc học F1-F3 chỉ có lợi không có hại. Chỉ khác là nếu bạn tự tin mình có thể tiết kiệm thời gian học thẳng thì có thể bỏ qua giai đoạn này, không thì cứ bắt đầu một cách thoải mái nhất, vì tiền miễn thi cũng bằng tiền thi thôi. Còn việc em muốn hoàn thành F4-F9 trước khi em ra trường thì còn phụ thuộc vào lộ trình em xây dựng cũng như nỗ lực và quyết tậm của em trong suốt quá trình. Nếu em chỉ mới bắt đầu thì cũng không cần phải quá lo lắng và cũng hạn chế nghe quá nhiều ý kiến khác nhau. Vì mỗi người học ACCA thì đều sẽ có những suy nghĩ chủ quan khác nhau, ngay cả khi chị đang chia sẻ cho em lúc này cũng vậy. Vì vậy, cái em cần là nên tin bản thân mình và kế hoạch mình đề ra, sau đó thì tập trung hoàn thành nó. Thực tế thì Trann đã hoàn thành F4-F9 trong 1 năm, một bạn khác thì 1.5 năm, 1 bạn khác thì tới tận 3 năm mới xong. Cho nên thời gian chỉ là yếu tố tương đối, yếu tố ảnh hướng nhất đến việc việc ACCA chính là bản thân mình. Hi vọng em sẽ tự tin hơn và xây dựng đc 1 lộ trình phù hợp cho mình.
--------------------------------------------------------------------------
5.
Q:
E chào cô ạ! Cô ơi e theo dõi page của cô thì có đọc được bài cô nói về việc lấy bằng BSc và MSc trong quá trình học ACCA, e muốn hỏi rõ hơn về cách lấy 2 bằng này là như thế nào ạ? Vì hiện tại e đang theo học ACCA nên e cũng muốn tìm hiểu rõ hơn cách lấy 2 loại bằng trên để có thêm cơ hội việc làm ạ! Với cả e cũng muốn hỏi cô về vấn đề này ạ: e rất ấn tượng với profile của cô ạ, trong đó e bị hấp dẫn một chút về vị trí Quản lý điều tra tội phạm cô từng đảm nhận, e có tìm kiếm thông tin về nghề này nhưng ít thông tin quá, cô có thể cho e xin một ít thông tin được không ạ?
Chi tiết bài đăng trên Page TRANNACCA: chi tiết tại đây
A:
Hi em, Cô rất ấn tượng về việc em tìm hiểu khá kĩ về profile của cô lẫn các thông tin mà Trann đăng tải, điều này khiến Trann cảm thấy rất vui vì những thông tin hữu ích của mình cũng đã giúp đỡ các bạn đc 1 phần nào đó. Có 1 điểm lưu ý là sau khi hoàn tất các cấp độ F - ACCA, em cần hoàn thành thêm 1 bài luận văn tốt nghiệp (RAP) nữa là có thể lấy bằng BSc của Đại Học Oxford Brookes. Nếu em muốn tìm hiểu về thông tin để lấy BSc thì em có thể đọc thêm trong bài này vì bao gồm các thông tin chi tiết nhất để em chuẩn bị trong quá trình học ACCA và vẫn lấy thêm BSc nha: chi tiết tại đây
Còn đối với bằng MSc thì con đường để em lấy MSc - UCL dễ nhất là hoàn thành hết ACCA, em có thể tham khảo thêm ở bài này bao gồm nội dung chi tiết chương trình, tài liệu, cách đánh giá, yêu cầu đầu vào, các hình thức học cũng như học phí: chi tiết tại đây
Cô bắt đầu con đường nghề nghiệp của mình là kiểm soát nội bộ, có thể hiểu rộng hơn là kiểm toán nội bộ. Đây là 1 ngành ngách nên thường ít thông tin và cũng cần duyên nữa. Nhưng nếu em cố gắng tìm kiếm thông tin thì vẫn sẽ có các cơ hội việc làm liên quan đến ngành này. Cô đã từng đãm nhận kiểm toán nội bộ cho nhiều ngành khác nhau, từ ngân hàng, nông nghiệp đến FMCG nên thực sự ngành này là 1 ngành có sức hút riêng, do chú trọng vào sự sáng tạo và cách mình nhìn nhận quản lí rủi ro khá hay. Còn về vị trí quản lí điều tra tội phạm thì đây là công việc đến với cô cũng rất tình cờ, vì cô làm ngành bia, rượu (1 ngành đặc thù của FMCG) nên tính chất công việc về phát hiện gian lận và đảm bảo tuân thủ lá rất cao. Tuy nhiên, đây lại là ngành năng động nhất FMCG nên những bạn trẻ nếu thích sự tự do và thoải mái trong công việc thì có thể chọn ngành này. Các công ty cô từng làm là DIAGEO,Heineken, Lộc Trời Group, AB-InBev.
TRANNACCA.
Bình luận:
Bình luận
OscarLab Trả lời
You made your stand quite clearly.!
cheap essay to buy order essay paper pay to have paper written buy custom essay