Vì sao sinh viên Ấn Độ học ACCA nhiều như vậy?
Sáng nay vô tình xem 1 bản tin thời sự về việc dân số của Việt Nam sẽ già hóa đạt đỉnh từ năm 2030 đến năm 2049 với tỉ lệ 25%, tức là cứ 4 người thì sẽ có 1 người cao tuổi. Đây cũng là mặt trái từ việc phát triển dân số nhanh chóng, đạt ngưỡng dân số vàng từ những năm 2010. Vì vậy, nếu trong giai đoạn được xem là "dân số vàng" mà chúng ta lại không chịu tân dụng nguồn lực tói ưu hóa thí áp lực cuộc sống sẽ rất lớn khi độ tuổi ngày càng già đi nhưng mật độ cạnh tranh việc làm thì ngày càng cao.
Định không chia sẻ các thông tin này, nhưng mà nếu chúng ta chịu khó tìm kiếm các thông tin về OBU trên mạng thì rất dễ thấy các topic liên quan việc sử dụng tấm bằng OBU/ACCA để di cư sang các nước phát triển hơn như Canada hay Úc.
Vậy giữa Việt Nam và Ấn độ có những điểm gì tương đồng?
- Đều là các quốc gia đi đầu về toán và sự siêng học.
- Đều là các quốc gia đang phát triển. Nhưng nếu xét về phân biệt giàu nghèo và sự canh tranh trong cuộc sống, thì Ấn độ khắc nghiệt hơn, vì dân số họ quá đông
Chúng ta thì sao?
- Tư tưởng và định kiến lâu nay thì luôn chạy theo sự an toàn và những gì số đông lựa chọn. Ví dụ nếu trường nào có đảm bảo đầu ra tốt nghiệp thì chắc chắn sẽ được ưu ái hơn những trường khác.
- Chi phí đầu tư vào giáo dục ngày càng mắc ngay cả khi học trong nước. Trung bình chi phí để 1 bạn học đại học trong nước sẽ tầm 200 triệu/4 năm chưa kể mức phí này sẽ tăng nếu bạn chọn học các loại hình như hệ chất lượng cao, hệ liên kết, hay học trường quốc tế ... trong khi tấm bằng tốt nghiệp giá trị là như nhau.
Nhưng họ khác chúng ta điểm nào?
- Nhìn thấy tầm quan trọng của tiếng anh từ sớm, đa phần những người làm việc tại các thành phố lớn của Ấn đều sẽ có tên tiếng anh (cái này thì Trann không khuyến khích chúng ta đổi tên nghe "quốc tế", cứ sử dụng tên của chính mình miễn là không gây quá nhiều khó khăn khi giao tiếp)
- Họ chịu khó tìm kiếm thông tin đến các bằng cấp quốc tế và dùng chính những bằng cấp này để thay đổi cuộc sống không chỉ của họ mà còn cả gia đình họ và nâng cao vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác
- Từ những năm 2011-2012, sau khi ACCA và CPA Canada ký hiệp ước về chuyển đổi hội viên, đồng thời công nhận bằng BSc (Hon) in Applied Accounting của Đại Học Oxford Brookes (UK) tương đương chương trình cử nhân 4 năm thì đây chính là cộc mốc khiến việc di dân của người ấn độ sang Canada ngày càng nhiều
Chi phí đầu tư có tấm bằng này chỉ bằng 1/20 so với chi phí đi du học (trường OBU bên Anh luôn được xếp hạng trong top 20 trường học phí đắt đỏ nhất và là Top 50 Under 50 Global. Chi phí đầu tư chỉ bằng 1/5 chi phí theo học các trường quốc tế trong nước và 1/10 so với chương trình liên kết với giá trị tầm bằng và xếp hạng trường cao hơn.
Chi phí đầu tư chỉ bằng 1/3 chi phí theo học đại học truyền thống, nhưng quan trọng nhất là rút ngắn thời gian học xuống 1-2 năm tùy theo năng lực của từng bạn. Và nếu chúng ta đều biết cả nước mình và Ấn độ đều là các quốc gia hiếu học, thì việc rút ngắn so với chương trình truyền thống là điều mà họ đã làm được từ rất lâu rồi.
Dưới đây, Trann cũng lấy các số liệu thống kê từ Cục Di trú Canada dựa trên chương trình Định Dư tay nghề cao năm 2018 thì 3/10 là thuộc về khối kế toán - kiểm toán - tài chính:
- Financial Auditors and Accountants
- Financial Investment Analysts
- Professional Occupations in Business Management Consulting
TOP 10 NGÀNH ĐƯỢC CHỌN
TOP 5 NƯỚC ĐƯỢC MỜI NHẬN QUỐC TỊCH
Ấn Độ: 41.675 - 46%
Trung Quốc: 6.248 - 7%
Nigeria: 6.025 - 7%
Pakistan: 3.112 - 3%
Anh: 2.553 - 3%
Việt Nam thuộc nhóm "Other".
TOP ĐỘ TUỔI LỢI THẾ:
+ 20 - 29 tuổi
+ 30 - 39 tuổi
Toàn văn báo cáo có thể xem tại:
http://bit.do/Express-entry-canada-2018
Thực sự, khi đọc báo cáo này, Trann thấy có một điều khá thú vị là việc di dân của người Ấn độ và các nước đang phát triển giống chúng ta, để cân bằng với việc di dân của các quốc gia giàu có như Trung Quốc hay Anh. Điều này phản ánh "SỰ CÔNG BẰNG" khi chúng ta chọn hình thức định cư/làm việc bằng con đường trí thức, chứ không phải dựa trên điều kiện kinh tế.
Vì vậy, trong khi chúng ta còn đang loay hoay với kì thi THPT, với việc chọn trường, chọn ngành thì họ đã có những bước tiến "vạn dặm", họ học các bằng hành nghề rất sớm, từ năm 16 tuổi. Họ lấy bằng của OBU năm 18-20 rồi có thể họ lấy luôn ACCA 1-2 năm sau đó và với vốn kinh nghiệm tích lũy trong quá trình đó (không cần phài theo chương trình chính quy) thì việc họ đăng kí cho các chương trình định cư như vậy thực sự mang lại lợi thế rất lớn. Hay nói cách khác, tấm bằng OBU/ACCa được xem như một trong những công cụ để giúp họ "thay đổi" được tương lai của chính mình. Trong bài viết không cổ xúy cho OBU/ACCA, nhưng từ đó chúng ta dễ hình dung về cách các quốc gia khác đang thay đổi tư duy giáo dục tích cực như thế nào, còn chúng ta cũng cần phải đầu tư và nên học một tấm bằng chất lượng, xứng đáng với công sức và thời gian chúng ta đề giúp chúng ta có bệ phóng tốt trong tương lai.
Trann tin giàu nghèo không thay đổi được trí thức. Đầu tư vào trí thức thì sẽ giúp chúng ta làm chủ được cuộc đời mình.
TRANNACCA.
Bình luận:
Bình luận
ododyhiny Trả lời
lasix sulfa allergy com 20 E2 AD 90 20Viagra 20Pillen 20Kopen 20Kruidvat 20Vrouw 20 20Di 20Mana 20Boleh 20Beli 20Viagra di mana boleh beli viagra In the document, Italian prosecutors allege the JP Morgan employee failed to inform the Bank of Italy of a deal which they say violated requirements set by the central bank over the hybrid instrument, known as FRESH 2008